Chào mừng bạn đến với thế giới bán lẻ

Bán lẻ là một phân khúc kinh doanh phổ biến nhất trên thế giới, sở hữu những ông chủ thuê lao động lớn nhất và đáp ứng hàng triệu nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả các hoạt động bán lẻ đều liên quan tới việc mua hàng hoá hoặc dịch vụ từ một nhà sản xuất, một hãng bán buôn, đại lý, nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán lẻ khác rồi bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động ngành bán lẻ trọng yếu này chiếm khoảng ba phần ba tổng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Tìm hiểu các loại hình bán lẻ hiện nay

Bán lẻ là ngành kinh tế lâu đời, tuy nhiên nó luôn được tiên tục biến đổi, tái thiết dựa trên sự phát triển của công nghệ mới. Những thay đổi về tiến bộ khoa học, hành vi, thái độ mua sắm, mô hình mua hàng hay sự tái cấu trúc của ngành bán lẻ có sự tác động đáng kể đến tư duy kinh doanh của những doanh nghiệp. Cùng với Internet, thương mại điện tử, TVC, điện thoại di động, dịch vụ giao hàng toàn quốc, thanh toán trực tuyến đã khiến ngành bán lẻ sản sinh ra đa dạng mô hình kinh doanh khác nhau.

Bán lẻ tại cửa hàng

Thị trường bán lẻ sôi động với một loạt mô hình cửa hàng khác nhau như: Cửa hàng độc lập, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện lợi, chuỗi bán lẻ, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị hay nhiều đế chế bán lẻ lớn thống trị toàn ngành.

Các chủ kinh doanh thường vận hành các điểm bán lẻ cố định hoặc được thiết kế với mục đích tiêu thụ, thu hút lượng lớn khách hàng trực tiếp. Ngoài ra, một số mô hình coi cửa hàng là kho lưu trữ để thuận tiện giao hàng online từ các điểm khác nhau. Nhìn chung, tất cả cửa hàng đều có điểm chung là không gian trưng bày sản phẩm đa dạng, đồng thời sử dụng linh hoạt các chiến lược marketing, truyền thông đại chúng để thu hút khách hàng.

Mục tiêu của các cửa hàng là bán các hàng hoá phổ thông phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ ra đình. Cùng với đó, một số nhà bán lẻ lại phục vụu đối tượng khách hàng là doanh nghệp hoặc các tổ chức (B2B). Các cơ sở bán lẻ kiểu này phải kể đến như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng máy tính, phần mềm, đại lý vật liệu xây dựng, cửa hàng vật tư điện nước.

Cừa hàng bán lẻ truyền thống

Thời đại đặt hàng trên thiết bị di dộng lên ngôi và phát triển mạnh mẽ hàng ngày, các cửa hàng truyền thống vẫn đứng vững và duy trì chỗ đứng của mình vì nhiều lý do.

Đầu tiên, loại hình cửa hàng này có sự hiện diện vật lý, có vị trí cụ thể để khác hàng có thể ghé thăm, gọi điẹn và đến liên tục. Nó được coi là điểm đáp ứng mọi nhu cầu hàng hoá của người tiêu dùng. Cũng bởi lẽ đây là địa điểm diễn ra các hoạt động trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua giúp gắn kết, thấu hiểu trong quá trình trao đổi.

Một lợi thế nữa là khách hàng đến cửa hàng truyền thống với mục đích tiếp cận, cảm nhận, dùng thử và so sánh sản phẩm với các nhãn hiệu khác nhau. Bởi lẽ, người mua thường thích tự tay lựa chọn sản phẩm cho mình, cũng như thấy hài lòng khi được trải nghiệm sản phẩm ngay lập tức sau khi ra về. Ngoài ra, khách hàng không cần phải lo về phí vận chuyển, cùng việc trả hàng hoá cho các các cửa hàng truyền thống cũng thuận tiện hơn khi trả lại thông qua kênh giao hàng trực tuyến.

Cửa hàng bán lẻ đặc thù

Các nhà bán lẻ thông thường có xu hướng bán các mặt hàng khàng (cần), thì các nhà bán lẻ đặc thù lại hướng đến những gì khách hàng “muốn”. Các nhà bán lẻ đặc thù tập trung vào tính tiện lợi trong khu vực dân sinh, sự phong phú trong trải nghiệm mua sắm và dự trữ lượng hàng hoá đủ đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người tiêu dùng.

Các cửa hàng đặc thù tuy có quy mô nhỏ nhưng lại sở hữu sức mạnh đáng ngạc nhiên và khả năng phục hồi nhanh ngay cả khi đối mặt với những nhà bán lẻ quy mô lớn hay nhà bán lẻ trực tuyến. Bởi lẽ, bán lẻ đặc thù mang đến cho khách hàng phạm vi lựa chọn hàng hoá rộng và sâu hơn.

Bán lẻ không qua cửa hàng vật lý